Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm là gì?
ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận trên toàn cầu, quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, đặt nền móng cho việc thiết lập FSSC22000 và các tiêu chuẩn được GFSI thừa nhận. Tiêu chuẩn ISO 22000 chỉ ra cách một tổ chức có thể chứng minh được khả năng kiểm soát các mối nguy để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn.
ISO 22000 có thể được áp dụng cho bất kỳ tổ chức/ doanh nghiệp nào trong chuỗi thực phẩm. Tổ chức/ doanh nghiệp trong chuỗi thực phẩm áp dụng và đạt chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tốt và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng
Các tổ chức/doanh nghiệp có thể áp dụng ISO 20000 bao gồm:
- Doanh nghiệp xản xuất và chế biến thức ăn gia súc.
- Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thủy hải sản.
- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị.
- Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bệnh.
- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, Café, chè,..
- Các hãng vận chuyển thực phẩm.
- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng.
- Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ.
- Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm.
- Trang trại trồng trọt và chăn nuôi.
Hiện tại, phiên bản mới nhất là ISO 22000:2018
Lợi ích khi áp dụng ISO 22000
- Tăng năng suất và hiệu quả tổ chức
- Đáp ứng các yêu cầu theo luật định và quy định hiện hành về an toàn thực phẩm
- Tăng sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng, thông qua việc cung cấp nhất quán các sản phẩm thực phẩm an toàn
- Giải quyết các rủi ro kinh doanh trong khi tập trung vào các mục tiêu của tổ chức
Gía trị mang lại cho khách hàng
- Nâng cao uy tín và cạnh tranh trên thị trường
- Đạt được sự công nhận toàn cầu dành cho các sản phẩm
- Tối ưu hóa chất lượng các quy trình, sản phẩm và dịch vụ
- Xác định cụ thể nguồn lực có thể sử dụng cho các sáng kiến cải tiến chất lượng
- Cung cấp hồ sơ dẫn chứng chất lượng và thành tích hoạt động của doanh nghiệp