Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp là gì?
ISO 45001 là Tiêu chuẩn quốc tế đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Tiêu chuẩn này đã được xuất bản vào năm 2018 để thay thế OHSAS 18001: 2007.
ISO 45001 đưa ra các yêu cầu về hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn lao động (Occupational Health and Safety - OH&S), cùng với cách hướng dẫn sử dụng, cho phép tổ chức chủ động cải thiện hiệu suất OH&S trong việc phòng ngừa thương tích và thiệt hại sức khỏe.
ISO 45001 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình, mô hình doanh nghiệp. Các yêu cầu của ISO 45001 sẽ được tích hợp vào các quy trình quản lý riêng của tổ chức.
ISO 45001 cho phép một tổ chức, thông qua hệ thống quản lý OH&S, để tích hợp các khía cạnh khác về sức khỏe và an toàn, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe/phúc lợi người lao động; tuy nhiên, cần lưu ý rằng một tổ chức có thể được yêu cầu bởi các yêu cầu pháp lý hiện hành để giải quyết các vấn đề đó.
Lợi ích cho doanh nghiệp khi áp dụng ISO 45001
- Giúp doanh nghiệp quản lý về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp: thiết lập mục tiêu, chính sách, quy trình, xác định các mối nguy, rủi ro và loại bỏ các mối nguy rủi ro đó.
- Nâng cao nhận thức về rủi ro trong an toàn lao động và người lao động nhận thức được vai trò của mình trong việc đảm bảo an toàn lao động.
- Đáp ứng các yêu cầu luật định. Trong thời gian tới tại Việt Nam, một số ngành nghề bắt buộc phải áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001.
- Đáp ứng các yêu cầu và mong đợi của khách hàng.
- Giảm các chi phí chung do sự cố mất an toàn lao động.
- Giảm các chi phí do gián đoạn sản xuất và thời gian chết do tai nạn lao động.
- Giảm thiểu các chi phí bảo hiểm liên quan.
- Nâng cao hình ảnh công ty.
Giá trị mang lại cho khách hàng
- Nâng cao uy tín và cạnh tranh trên thị trường
- Đạt được sự công nhận toàn cầu dành cho các sản phẩm, dịch vụ
- Tối ưu hóa việc quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp