Tham dự Hội thảo có ông Hà Minh Hiệp – Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục; ông Nguyễn Hoàng Linh – Phó Tổng cục trưởng, bà Nguyễn Thị Mai Hương – Vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn hợp quy, ông Đoàn Thanh Thọ – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Pháp chế – Thanh tra, ông Trần Quốc Dũng – Giám đốc Trung tâm Chứng nhận phù hợp, cùng đại diện các đơn vị thuộc Tổng cục và các tổ chức chứng nhận trong nước và quốc tế. Đại diện các tổ chức chứng nhận, ông Lê Sỹ Trung – Tổng Giám đốc TUV NORD Việt Nam có bài tham luận về việc xây dựng năng lực tổ chức chứng nhận đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Hà Minh Hiệp – Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục TCĐLCL cho biết: “Chứng nhận là hoạt động kinh doanh có điều kiện, trong quá trình hoạt động có những việc triển khai tốt, cũng có những việc làm chưa tốt, có cả những việc muốn làm tốt nhưng cơ chế chính sách điều kiện thực tiễn chưa hỗ trợ. Bên cạnh đó, hoạt động chứng nhận phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và chủ thể, trong đó có hai chủ thể tương tác rất chặt chẽ với nhau đó là tổ chức chứng nhận và các cơ quan quản lý nhà nước.Chính vì vậy, hội thảo là dịp để các bên có thể trao đổi, thảo luận với mục đích thúc đẩy hoạt động chứng nhận ở Việt Nam có thể tốt lên, đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đã và đang gặp phải của cơ quan quản lý cũng như các tổ chức chứng nhận”.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Hà Minh Hiệp – Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục TCĐLCL cho biết: “Chứng nhận là hoạt động kinh doanh có điều kiện, trong quá trình hoạt động có những việc triển khai tốt, cũng có những việc làm chưa tốt, có cả những việc muốn làm tốt nhưng cơ chế chính sách điều kiện thực tiễn chưa hỗ trợ. Bên cạnh đó, hoạt động chứng nhận phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và chủ thể, trong đó có hai chủ thể tương tác rất chặt chẽ với nhau đó là tổ chức chứng nhận và các cơ quan quản lý nhà nước.Chính vì vậy, hội thảo là dịp để các bên có thể trao đổi, thảo luận với mục đích thúc đẩy hoạt động chứng nhận ở Việt Nam có thể tốt lên, đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đã và đang gặp phải của cơ quan quản lý cũng như các tổ chức chứng nhận”.
Trong bài tham luận tại hội thảo, ông Lê Sỹ Trung – Tổng Giám đốc TUV NORD Việt Nam đã nêu bối cảnh chung với những tác động tiêu cực và tích cực của thị trường, ảnh hưởng đến dịch vụ chứng nhận. Về những tác động tiêu cực: các doanh nghiệp trên toàn thế giới đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid; tiếp theo là cuộc chiến tranh Nga – Ukraine; và sự bất ổn của thị trường tiền tệ trên thế giới. Trên toàn thế giới, sản xuất, kinh doanh bị giảm sút, nhiều biện pháp chưa từng có được áp dụng như phong tỏa, đóng cửa biên giới, mối đe dọa về năng lượng, lương thực toàn cầu, cú sốc về kinh tế do giá cả hàng hóa tăng mạnh nhất trong 50 năm qua… làm thị trường chứng nhận cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Nhưng bên cạnh đó, thị trường chứng nhận cũng đón nhận những dấu hiệu tích cực đến từ Hiệp định EVFTA – hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu; COP 26 – hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu; CPTPP - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương; RCEP - hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, thúc đẩy kinh tế trong nước, khu vực và thế giới, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phát triển hơn nữa thị trường chứng nhận trong nước.
Ông Lê Sỹ Trung đã nêu 1 số khó khăn của tổ chức chứng nhận: đối với các tiêu chuẩn ISO-based Tổ chức chứng nhận như TUV NORD chỉ có thể thực hiện hoạt động đánh giá công nhận theo ISO 17021 bởi BoA khi đã được cấp “Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận” theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP. Khi mở rộng tiêu chuẩn mới và các cơ quan nhà nước nên xem xét chấp thuận chấp nhận kinh nghiệm đánh giá của chuyên gia khi đã thực hiện đánh giá chứng nhận tại Việt Nam trong trường hợp Tập đoàn “mẹ” được công nhận bởi tổ chức quốc tế (DAkkS, JAS-ANZ, Ukas...). Đối với các tiêu chuẩn non-ISO-based, phải tuân thủ theo các yêu cầu riêng của từng tổ chức công nhận độc lập, và thông thường được công nhận cho Tập đoàn “mẹ”, được phê duyệt năng lực theo yêu cầu của từng tiêu chuẩn và theo yêu cầu nội bộ của tổ chức chứng nhận (Tập đoàn “mẹ”). Và các tiêu chuẩn này khó có thể đáp ứng yêu cầu để đăng ký theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP.
Đề xuất để cùng phát triển, ông Lê Sỹ Trung cũng nêu ra 1 số giải pháp cụ thể như: Xem xét hỗ trợ thành lập Hiệp hội các tổ chức chứng nhận; xem xét hỗ trợ phát triển nguồn lực về chuyên gia đánh giá; xem xét nâng cao năng lực thông qua áp dụng công nghệ thông tin.
Tại Hội thảo, sau các bài tham luận của các tổ chức chứng nhận, đã có phần thảo luận trao đổi giữa cơ quan quản lý với các tổ chức nhận nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động. Một số kiến nghị của tổ chức chứng nhận tại Hội thảo cũng đã được cơ quan quản lý giải đáp và một số kiến nghị được cơ quan quản lý ghi nhận, nghiên cứu trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật TC&QCKT và Luật Chất lượng SPHH.
(Tham khảo nguồn: www.tcvn.gov.vn)